Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Thủy đậu nhẹ: Triệu chứng và cách điều trị

Thủy đậu nhẹ thường gặp ở người khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt. Quá trình điều trị cần theo dõi để tránh các biến chứng và lây lan cho người thân.

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus thuộc họ Herpesviridae có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV). Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu, đặc biệt là trẻ em. Đối với người lớn, tỷ lệ mắc thủy đậu thấp hơn nhưng vẫn có nhiều ca biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong do không có kiến thức phòng ngừa và điều trị bệnh.

Bài liên quan: Các dấu hiệu của bệnh thủy đậu?

Thủy đậu nhẹ: Triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng thủy đậu nhẹ

Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền.Khi người bệnh thủy đậu nói, hắt hơi, xì mũi, ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài không khí. Người khác hít phải có nguy cơ lây rất cao.

Từ lúc nhiễm virus thủy đậu đến lúc phát ra bệnh hay chính là thời gian ủ bệnh khoảng 1-2 tuần. Sau đó bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, tùy vào từng người và từng mức độ mà có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân.

Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, dịch trong, trong những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hoặc nhiễm khuẩn mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Trẻ nhỏ thường sốt nhẹ, ăn uống kém nhưng đặc biệt ở người lớn hoặc trẻ lớn thường sốt cao kèm theo đó là những triệu chứng đau đầu, đau cơ, buồn nôn và nôn.

Bệnh kéo dài khoảng 5 – 10 ngày tùy từng trường hợp. Nếu không biến chứng các nốt mụn nước sẽ khô dần, bong vảy.

Cách điều trị thủy đậu nhẹ

Trường hợp người bệnh khoẻ mạnh, có thể không cần phương pháp điều trị bệnh thủy đậu đặc hiệu. Bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng histamine để giảm ngứa.

Đối với các đối tượng có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng của bệnh thuỷ đậu (trẻ em, phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch) bác sĩ sẽ kê các toa thuốc để rút ngắn thời gian diễn tiến của bệnh và làm giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm.

Nếu trẻ nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao, cách điều trị bệnh thủy đậu trường hợp này là các thuốc kháng vi rút như acyclovir (Zovirax) hoặc một số thuốc được biết đến như globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch (Privigen). Việc sử dụng thuốc trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi dấu hiệu phát ban xuất hiện có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Cần lưu ý: Không nên cho bệnh nhân (cả trẻ em và người lớn) đang mắc bệnh thuỷ đậu sử dụng bất kỳ loại thuốc có chứa aspirin vì việc sử dụng aspirin khi bị bệnh đậu mùa có liên quan đến hội chứng Reye và có khả năng đe doạ mạng sống người bệnh.

Xem thêm: Bệnh thủy đậu tắm lá gì: Những lưu ý khi điều trị thủy đậu?

Một số lưu ý khi điều trị thủy đậu

Để làm giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp sau để cải thiện tình trạng, mau hồi phục sức khỏe:

Không gãi khi điều trị thủy đậu

Gãi sẽ làm trầy xước da để lại sẹo, làm chậm thời gian lành vết thương và tăng rủi ro bị nhiễm trùng vết thương. Nếu trẻ em không thể ngừng gãi, có thể thực hiện một số cách sau:

  • Mang găng tay (bao tay) cho trẻ, đặc biệt khi về đêm
  • Cắt móng tay cho trẻ

Giảm ngứa và các triệu chứng khác khi điều trị thủy đậu

Ban thuỷ đậu có thể rất ngứa và các mụn nước bị vỡ sẽ gây ra cảm giác đau rát. Điều đó làm cho bệnh nhân khó chịu, kèm sốt, đau đầu và mệt mỏi. Hãy thử các cách sau:

  • Sử dụng thuốc rửa vết thương có chứa kẽm để thoa vào các nốt
  • Ăn thức ăn mềm, nhạt nếu các vết loét thuỷ đậu phát triển trong miệng
  • Sử dụng thuốc kháng histamine như diphenhydramine (Benadry hoặc các thuốc khác) để làm giảm ngứa. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo trẻ em an toàn khi sử dụng thuốc.
  • Acetaminophen được sử dụng để hạ sốt

Cần lưu ý, không được tự ý điều trị khi bệnh nhân bị sốt cao nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét